Các khía cạnh của bệnh
|
Cúm (Bệnh cúm)
|
COVID-19
|
Nguyên nhân
|
Các loại (dòng) vi-rút cúm khác nhau lây lan hàng năm. Mùa cúm thường rơi vào mùa thu và mùa đông.
|
Một loại vi-rút corona có tên là SARS-CoV-2. Các dòng SARS-CoV-2 khác nhau đã lây lan từ khi đại dịch khởi phát vào năm 2019. Chúng không phải loại bệnh theo mùa.
|
Nó lây lan như thế nào
|
Nó lây lan từ người này sang người khác thông qua ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc chạm vào các bề mặt bị nhiễm bệnh và chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của quý vị.
|
Nó lây lan từ người này sang người khác thông qua ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc chạm vào các bề mặt bị nhiễm bệnh và chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của quý vị. Một số dòng lây lan dễ dàng hơn so với cúm nhưng không dễ như sởi.
|
Phòng ngừa
|
Rửa tay thường xuyên, ở nhà nếu quý vị cảm thấy bị bệnh, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những người bị bệnh.
|
Rửa tay thường xuyên, ở nhà nếu quý vị cảm thấy bị bệnh, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những người bị bệnh. Nếu quý vị bị bệnh (bất kể quý vị đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ hay chưa), đeo khẩu trang khi ở gần người khác. Tuân theo tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn cho khu vực của quý vị. Thực hiện theo hướng dẫn mới nhất của CDC về thời điểm quý vị có thể ra khỏi nhà mà không cần đeo khẩu trang. Vắc-xin cũng là một phần của việc phòng bệnh.
|
Vắc-xin
|
Các loại vi rút cúm khác nhau được cung cấp hàng năm. Tiêm vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng của cúm. Trao đổi với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về loại vắc-xin tốt nhất cho quý vị và khi nào nên dùng. Nếu quý vị bị bệnh do nhiễm trùng, tiêm vắc-xin cúm ngay khi quý vị khỏi bệnh.
|
Vắc-xin COVID-19 được khuyến nghị cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, gồm cả những người đang mang thai hoặc đang cho con bú.
CDC khuyến nghị tiêm các loại vắc-xin COVID-19 cập nhật (Pfizer-BioNTech, Moderna hoặc Novavax) để bảo vệ khỏi bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Hướng dẫn này thay đổi thường xuyên, vì vậy hãy theo dõi thông tin cập nhật mới nhất trên trang web của CDC hoặc trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị.
|
Triệu chứng
|
Chúng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, và có thể bao gồm:
|
Một số người không có triệu chứng. Ở một số người khác, chúng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, và có thể bao gồm:
|
Khi nào triệu chứng bắt đầu
|
Thường 1 đến 4 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh
|
Thường từ 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh, nhưng có thể bắt đầu 2 đến 10 ngày sau khi nhiễm bệnh
|
Một người có thể lây nhiễm bao lâu
|
Một người có thể lây lan cúm ít nhất 1 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu. Trẻ lớn hơn và người lớn dễ lây nhiễm nhất trong 3 đến 4 ngày đầu khi có triệu chứng. Họ có thể lây lan vi-rút lên đến 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu. Trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém có thể lây nhiễm lâu hơn.
|
Người ta vẫn đang nghiên cứu về trường hợp một người có thể làm lây lan vi-rút gây COVID-19 trong thời gian bao lâu. Tính trung bình, một người có thể bắt đầu làm lây lan vi-rút khoảng 2-3 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu. Nhưng họ dễ lây lan nhất ở thời điểm 1 ngày trước khi các triệu chứng khởi phát. Hầu hết mọi người đều có thể tiếp tục làm lây lan vi-rút thêm 8 ngày nữa sau khi các triệu chứng khởi phát.
|
Xét nghiệm
|
Có các loại xét nghiệm cúm nhanh khác nhau. Các xét nghiệm được thực hiện bằng cách lau một miếng gạc bên trong mũi hoặc cổ họng của quý vị. Có thể có kết quả sau 10 phút đến vài giờ. Đang phát triển xét nghiệm dựa trên nước bọt.
Có thể thực hiện một xét nghiệm duy nhất cho cả cúm lẫn SARS-CoV-2. Trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu thêm.
|
Làm xét nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc giúp giảm lây lan COVID-19.
Có các loại xét nghiệm COVID-19 khác nhau. Một số kiểm tra về hiện trạng nhiễm bệnh. Đây được gọi là xét nghiệm vi-rút. Các xét nghiệm khác sẽ kiểm tra về tình trạng nhiễm COVID-19 trước đây. Đây được gọi là xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm kháng thể sẽ do phòng xét nghiệm hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện.
Xét nghiệm vi-rút nhanh, gồm bộ tự xét nghiệm, có bán sẵn để kiểm tra hiện trạng nhiễm bệnh.
|
Điều trị
|
Cúm có thể được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Điều này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Nó cũng có thể rút ngắn thời gian quý vị bị bệnh. Những loại thuốc này cần được dùng càng sớm càng tốt khi quý vị bắt đầu cảm thấy bệnh. Thuốc kháng sinh không được sử dụng vì chúng không hiệu quả trên vi-rút cúm. Nhưng thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm bệnh do vi khuẩn đôi khi có thể xảy ra sau khi bị cúm. Điều trị cúm khác bao gồm chăm sóc để giảm bớt các triệu chứng. Điều này bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thuốc giảm đau và sốt nếu cần. Trong các trường hợp nghiêm trọng, quý vị có thể cần thời gian ở bệnh viện để điều trị các biến chứng do cúm.
|
Điều trị COVID-19 bao gồm chăm sóc để giảm bớt các triệu chứng. Điều này bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thuốc giảm đau và sốt nếu cần. Đối với bệnh nhẹ, quý vị cần thuốc kháng vi-rút, steroid hoặc liệu pháp kháng thể. Trong các trường hợp nghiêm trọng, quý vị có thể cần thời gian trong bệnh viện để được bổ sung ôxy, truyền dịch qua đường tĩnh mạch và các chăm sóc khác.
Hiện có các phương pháp điều trị dành cho những người có nguy cơ cao bị COVID-19 nặng hoặc phải nhập viện. Các phương pháp điều trị phải được triển khai trong vòng vài ngày sau khi quý vị xuất hiện triệu chứng, do vậy, đừng chần chừ gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.
Thuốc kháng sinh không được sử dụng vì chúng không hiệu quả trên vi-rút gây ra COVID-19. Nhưng thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm bệnh do vi khuẩn có thể xảy ra sau khi mắc COVID-19.
|
Các biến chứng có thể xảy ra
|
Có thể bao gồm:
-
Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
-
Nhiễm trùng tai
-
Viêm mô cơ (viêm cơ hoặc tiêu cơ vân)
-
Viêm não (viêm não)
-
Viêm tim (viêm cơ tim)
-
Suy đa cơ quan
-
Viêm phổi
-
Nhiễm trùng huyết
-
Nhiễm trùng xoang
-
Các tình trạng mạn tính của phổi, tim và hệ thần kinh xấu đi
-
Bệnh tiểu đường xấu đi
|
Có thể bao gồm:
-
Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (ARDS)
-
Viêm phổi do vi khuẩn
-
Cơn đau tim
-
Viêm mô cơ (viêm cơ hoặc tiêu cơ vân)
-
Viêm não (viêm não)
-
Viêm tim (viêm cơ tim)
-
Suy đa cơ quan
-
Suy hô hấp
-
Nhiễm trùng huyết
-
Đột quỵ
-
Các tình trạng mạn tính của phổi, tim và hệ thần kinh xấu đi
-
Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C), một biến chứng hiếm gặp gây viêm mạch máu và các cơ quan. Có báo cáo về hội chứng viêm đa hệ ở người lớn (MIS-A) nhưng hiếm gặp.
Có thể bao gồm nhiều loại biến chứng kéo dài do COVID:
-
Đang gặp vấn đề về vị giác hoặc khưu giác
-
Các vấn đề về trí nhớ và tập trung, còn được gọi là "sương mù não"
-
Mệt mỏi hậu ráng sức
-
Choáng váng
|